Bài Giảng trong Thánh Lễ

Trích từ vietcatholic.net

20. Tại một tu viện nhỏ ở địa phương, thỉnh thoảng họ có một trong các Nữ Tu lên đọc sách Phúc Âm. Thế điều này có đúng không?

Thưa, trong phạm vi của việc cử hành Phụng Vụ Thánh, việc đọc sách Phúc Âm phải được dành cho một vị Tư Tế hay nói cách khác một vị được Giáo Hội phong chức để trở thành Linh Mục, theo đúng như truyền thống vốn có từ ngàn đời của Giáo Hội. Do đó, người giáo dân, lẫn các nam/nữ tu sĩ - không được phép để đọc bài Phúc Âm trong khi việc cử hành Thánh Lễ được diễn ra, lẫn trong bất kỳ trường hợp nào khác mà các chuẩn tắc dứt khoát không cho phép về chuyện này (xem thêm Đoạn 63 của Redemptionis Sacramentum).

21. Ai được cho phép để giảng trong Thánh Lễ?

Thưa, bài giảng, vốn được đưa ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ, và tự bài giảng cũng chính là một phần của Phụng Vụ Thánh, do đó "chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới được đưa ra bài giảng" cho cộng đoàn mà thôi. Vị Chủ Tế đó thỉnh thoảng nhường cho vị Linh Mục cùng đồng tế với ngài để đưa ra bài giảng, hay trong một số trường hợp giới hạn nào đó, có thể để cho vị Phó Tế đưa ra bài giảng cho cả cộng đoàn tín hữu, chứ không hề nhường sứ vụ này cho bất kỳ người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ.

Trong một số trường hợp cụ thể và vì lý do chính đáng, bài giảng có thể được đưa ra bởi vị Giám Mục hay vị Linh Mục cùng hiện diện trong lúc cử hành Thánh Lễ, nhưng không thể cùng đồng tế với vị Linh Mục chủ tế được (xem thêm Đoạn 64 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 66 có trong GIRM).

22. Tại giáo xứ của tôi, Cha Sở đã cho phép một Chủng Sinh - người đang ở vào năm "Mục Vụ" (Pastoral Year), thỉnh thoảng đưa ra bài giảng trong Thánh Lễ cho giáo dân, để giúp cho vị Chủng Sinh này "thực tập điều mà Chủng Sinh này sẽ giảng sau khi trở thành Linh Mục." Liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, điều này hoàn toàn sai trái với luật lệ của Phụng Vụ Thánh. Luật lệ của Phụng Vụ Thánh cấm tất cả mọi thành phần giáo dân không được phép giảng trong Thánh Lễ, và dĩ nhiên cũng áp dụng luôn cho cả các Chủng Sinh, các Sinh Viên hiện đang theo học các môn Thần Học, và những ai khoác áo đi tu, vốn chưa trở thành Thầy Sáu, cũng như với bất kỳ các nhóm giáo dân, các nhóm cộng đoàn nào đi chăng nữa (xem thêm Đoạn 66 của Redemptionis Sacramentum).

23. Thỉnh thoảng trong giáo xứ của tôi có một người giáo dân lên "nói chuyện về đức tin" (give a faith talk) sau và trong lúc diễn ra bài giảng của vị Linh Mục chủ tế. Thì liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, nếu có nhu cầu gia tăng cho các cộng đoàn tín hữu đang tham dự, nên nghe được những lời chứng thực hay lời khuyên nào từ một người giáo dân trong Giáo Hội có liên quan đến đời sống Kitô Giáo, thì điều này có thể được cho phép nếu như chuyện này được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, tức sau khi Kết Lễ rồi, muốn làm gì thì làm.

Sẽ là một Tội Trọng nếu cho phép kiểu chia sẽ hay lời chứng thực này được diễn ra trong hay sau phạm vi của một bài giảng do chính vị Linh Mục chủ tế đưa ra. Thế nhưng, điều này chỉ có thể được cho phép sau khi kết thúc việc cho Rước Lễ mà thôi, và việc này phải cần tránh để có thể trở thành một thói quen không hay.

Hơn nữa, những kiểu chứng thực hay chia sẽ này không nên đi ngược hẳn với nội dung của bài giảng, gây ra sự hiểu lầm hay rối bời, hoặc dùng nó để thay thế cho bài giảng (xem thêm Đoạn 74 của Redemptionis Sacramentum).

24. Một người giáo dân có thể nào giảng trong Nhà Thờ được không, thậm chí nếu đó không phải là một bài giảng?

Thưa, bài giảng, theo đúng bản chất và tầm quan trọng của nó, chỉ được dành riêng cho vị Linh Mục hay Phó Tế trong Thánh Lễ mà thôi. Còn liên quan đến những dạng khác của việc giảng thuyết, nếu cần thiết và do nhu cầu đòi hỏi trong một vài hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay nếu sự giảng thuyết đó là hữu dụng trong những trường hợp đặc biệt, thì các thành viên trong cộng đoàn dân Chúa có thể được cho phép giảng thuyết trong Nhà Thờ hay trong một Nhà Nguyện (Oratory) bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, phù hợp với các chuẩn tắc của luật lệ có liên quan đến Phụng Vụ Thánh.

Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực trong trường hợp thiếu vắng hay khan khiếm Linh Mục tại một số nơi hẻo lánh hay xa xôi nào đó mà thôi, để đáp ứng nhu cầu lúc đó, chứ không phải là cớ để trở thành một thói quen, hay được hiểu như là một dạng thăng tiến đích thực của giáo dân. Điều này chỉ có thể nếu như người giáo dân đó, chính thức nhận được sự cho phép của vị Giám Mục bản quyền thuộc địa phương mà thôi, và ngay cả các vị Linh Mục hay Phó Tế cũng không có quyền để cho phép điều này xảy ra (xem thêm Đoạn 161 của Redemptionis Sacramentum).

25. Giáo Hội muốn gì nơi bài giảng? Tức bài giảng phải được cấu trúc như thế nào, vì trong giáo xứ của tôi, Ông Cha với giọng nói đều đều cứ thế mà nói đi, nói lại, do đó khiến người nghe rất khó mà biết được là liệu nội dung của bài giảng có gắn liền với nội dung của các bài đọc hay không. Thường thì trông có vẽ Vị ấy dành ra những lời ngợi khen hay tâng bốc nào đó cho một nhóm người nào đó, hay nói về tính đạo đức hết sức nhàm chán, hay sự hổ trợ của Vị ấy cho một đảng phái chánh trị nào đó?

Thưa, bài giảng cần phải được soạn ra hay chuẩn bị trước một cách rất kỹ càng và mạch lạc, không thể nào tự động giảng ngang được mà không được dựa vào các mầu nhiệm của việc cứu rỗi, của việc giải nghĩa về các mầu nhiệm của đức tin, và về các chuẩn tắc của đời sống Kitô Giáo từ trong các bài đọc Sách Thánh và các bản văn Phụng Vụ, cho đến cả năm Phụng Vụ.

Tất cả những lời giảng trong bài giảng phải được quy chiếu hết về cho chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của cả nhân loại và Đấng là Chủ Vũ Trụ của cả Trời lẫn Đất. Bài giảng cần phải được đưa ra để làm sáng danh Chúa Kitô qua các sự kiện xảy ra của các bài đọc. Chứ bài giảng chỉ toàn là những lời lên án, hay tâng bốc một phe phái nào đó, hay ca ngợi hoặc tâng bốc chính bản thân mình, hay chỉ toàn là những gì hết sức trần tục, thì đó chính là sự xúc phạm trầm trọng đến tính thánh thiêng của bài giảng và của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 67 của Redemptionis Sacramentum).

26. Tất cả những vị Linh Mục trong giáo phận của tôi trông có vẽ đều là những vị giảng rất dỡ (lousy preachers), chắc có lẽ là vì nền học vấn hay sự đào tạo mà các Vị ấy nhận được khi còn trong chủng viện. Thế có thể làm được điều gì ngoài việc mong đợi một thế hệ các Linh Mục mới?

Thưa, vị Giám Mục địa phận phải tích cực nhạy bén và giám sát việc giảng thuyết và nội dung của bài giảng trong Thánh Lễ, cũng như việc ban hành ra các chuẩn tắc, đưa ra những lời chỉ dẫn rõ ràng, và các công cụ phụ khác cho chính các vị Thánh Chức này, và cổ võ ra những cuộc gặp gỡ và tạo nhiều cơ hội để các Vị này có được dịp cùng học hỏi thêm cách giảng, nghệ thuật giảng thuyết, và bản chất của bài giảng để cho chính xác hơn, cũng như giúp các vị Linh Mục biết chuẩn bị kỹ càng hơn về từng bài giảng một có trong Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 68 của Redemptionis Sacramentum).
© 2007-2022, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Metuchen, NJ. All Rights Reserved.