30/05/2008: Họp Nhóm Hàng Tháng tại nhà anh chị Tài-Hương

Chương Trình
7:30PM Hát mở đầu: Mừng Khen Gia Vê
Phút Hồi Tâm
7:45PM Chia sẻ những cảm nghiệm sống đạo trong tháng qua "Hạnh Phúc Làm Cha Mẹ"
8:00PM Đề tài: "Lòng Thương Xót Chúa"
9:00PM Cầu nguyện tự phát
Hát kết thúc: Tinh Chúa

Cựu Ước:

  1. Công bố Lòng Thương Xót Chúa qua nhiều cách nói khác nhau và nội dung khác nhau, nhưng có thể nói những khác biệt ấy quy về cùng một nội dung cốt yếu: Nhắc nhở dân Israel rằng Lòng Thương Xót của Chúa trong những khi thất bại quỵ ngã cũng như mất lòng cậy trông.
     
  2. Dâng lời cảm tạ và tôn vinh Lòng Thương Xót mỗi khi Lòng Thương Xót được biểu hiện trong cộng đồng cũng như cá nhân. Có phải Lòng Thương Xót đã trái ngược với Sự Công Bình của Chúa? Trong nhiều trường hợp cho thấy Lòng Thương Xót mạnh hơn, sâu thẳm hơn sự Công Bình của Ngài.
     
  3. Lòng Thương Xót khác nhưng không đối nghịch với Sự Công Bình: Trong lịch sử con người sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo, đa õ gian díu với tạo vật với tình yêu riêng đặc biệt: "Ta đã yêu con người với một Tình yêu Vĩnh hằng, vì thế Ta vẫn luôn trung thành với con người" (Jer 31:3. "Cho dù núi đá chuyển dời … Tình yêu bền vững của Ta vẫn sẽ không ời ngươi" (Is 54:10)
Tân Ước:
  1. Trong lời "Magnificat", của Mẹ Maria đã âm hưởng tất cả truyền thống Cưu Ước: "Lòng Thương Xót của Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia hằng bao bọc những ai kính sợ Ngài". Zacharia, it lâu sau ca ngợi Chúa vì Ngài đã thể hiện Lòng Thương Xót của Ngài như đã hứa với các tổ phụ.
     
  2. Trong dụ ngôn "Người Con Phung Phá" Lòng Thương Xót Chúa đã được diễ tả thật đơn sơ và thật sâu thẳm: Một cách gián tiếp, dụ ngôn đã "sờ mó", đã thẩm thấu vào tất cả những lần con người lỗi giao ước tình yêu, đánh mất ân sủng, tất cả tội lỗi. Ở đây hiển nhiên Tình Yêu đã biến thành Lòng Thương Xót khi cần phải vượt qua Sự Công Bình. Người cha tong dụ ngôn đã trung thành với Tình Cha của mình, đã trung thành với Tình Yêu mà ông đã luôn luôn hoang phí cho con mình. Lòng Thương Xót được được biểu lộ trong cái diện chân thực và đúng cách của nó khi nó phục hồi được giá trị, Khơi động và rút ra được những cái tốt từ những hình thái xấu xa hiên hữu trong thế giới và con người.
     
  3. Lòng Thương Xót được hiển tỏ tên Thập Giá và Sống Lại: Giờ đây Đấng "chữa lành mọi tật nguyền" lẽ ra được xót thương lại đang van nài Lòng Thương Xót khi Ngài bị bắt. Bị hành hạ, bị lên án, bị đánh đòn, bị đội mạo gai, khi Ngài bị đón đinh chết giữa những cực hình. "Qua những vết thương của Ngài, chung ta được chữa lành." Cuộc Khổ Nạn này tạo thành một sự công bình "ngoại hạng", vì tội của con người đã được đền bù vì sự hy sinh của Thiên Chúa Làm Người. Tin vào Người Con bị đóng đanh, là "Thấy Chúa Cha", là tin rằng tình yêu có mặt trên trái đất và rằng tình yêu mạnh hơn bất cứ sự dữ nào mà cá nhân, loài người, hay thế giới phạm. Tin vào Tình Yêu này là tin vào Lòng Thương Xót.
     
  4. Tình Yêu mạnh hơn sự chết, mạnh hơn tội lỗi: Tâm điểm của mặc khải vẫn là Thập Giá. Qua Thập Giá, mặc khải về Lòng Thương Xót đạt tới tuyệt đỉnh ánh sáng. Đấng Thương Xót cũng là Đấng gõ vào cửa trái tim mỗi người, và đứng chờ. Ngài cũng cần "lòng thương xót" của mỗi người.
Giới Thiệu Phong Trào tôn sùng "Lòng Thương Xót", Nữ tu sĩ Faustina Kowaska.

Gợi ý chia sẻ:

  1. Người giữ đạo đại khái và tin vào Lòng Thương Xót sẽ đi về đâu?
     
  2. Giáo Huấn của Đức Giáo Hoàng về "Cứu Rỗi nhờ vào niềm Hy Vọng" phải chăng phát xuất từ niềm tin vào Lòng Thương Xót. Điều này có thể làm tôi bót băn khoăn áy náy về chuyện mình chưa giúp được người nào tin vào Tin Mừng Cứu Rỗi ?
     
  3. Tôi biết gì, nghĩ gì về phong trào tôn sùng "Lòng Thương Xót Chúa"?

© 2007-2022, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Metuchen, NJ. All Rights Reserved.